Sân bay Tây Ninh được đề xuất nghiên cứu, với công suất giai đoạn đầu 1 triệu hành khách/năm - Ảnh minh họa: Chat GPT
UBND tỉnh Tây Ninh cho biết như vậy trong tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải về đề án nghiên cứu khả năng hình thành sân bay Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo UBND tỉnh Tây Ninh, vị trí sân bay Tây Ninh đã được nghiên cứu ở xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu.
Theo phương đường thẳng, sân bay Tây Ninh cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 74km, cách sân bay Long Thành khoảng 106km, cách biên giới Campuchia 44km, cách thành phố Tây Ninh khoảng 24km, cách khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen khoảng 15km, cách Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát khoảng 68km.
Khu vực này nằm hoàn toàn ở đồng bằng trống trải, địa hình tương đối bằng phẳng, không phải khu vực tập trung đông dân cư, thuận lợi cho công tác bồi thường, vn68 club web giải phóng mặt bằng, bong365 không ảnh hưởng đến nhà dân và các công trình hiện hữu.
Sân bay Tây Ninh được nghiên cứu thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), cu l kép hm nay với công suất khai thác 1 triệu hành khách/năm; công suất giờ cao điểm 400 hành khách/giờ.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch hệ thống sân bay toàn quốc, Hà Nội chỉ có 1 cảng hàng không quốc tếĐỌC NGAYSân bay có một đường băng theo trục Đông Bắc - Tây Nam dài 3.200m, rộng 45m và 6 vị trí đỗ máy bay, khai thác các loại máy bay code E (Boeing 777-300ER, Airbus A350-900 hoặc tương đương) và code C (Airbus A320, A321 hoặc tương đương).
Sân bay Tây Ninh là sân bay dân dụng có tính chất dùng chung dân dụng - quân sự và là cảng hàng không nội địa, có tuyến bay quốc tế.
Diện tích đất quy hoạch sân bay Tây Ninh 420ha, có dự trữ đất để phát triển trong tương lai.
Thời gian thực hiện dự án sân bay Tây Ninh dự kiến 2026-2030.
Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng sân bay Tây Ninh giai đoạn đầu để đưa vào khai thác là khoảng 4.738 tỉ đồng, đáp ứng phục vụ 1 triệu hành khách/năm, tương đương 400 hành khách/giờ cao điểm.
Dự kiến nguồn vốn đầu tư sân bay Tây Ninh được huy đông từ ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) cho bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật khoảng 711 tỉ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư dự án).
Vốn nhà đầu tư thực hiện dự án theo phương thức PPP là 4.026 tỉ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư dự án). Thời gian hoàn vốn dự kiến 42 năm.
Để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo, UBND tỉnh Tây Ninh đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, cho ý kiến thẩm định để UBND tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Thủ tướng quyết định bổ sung sân bay Tây Ninh vào quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sau khi được xem xét, bổ sung quy hoạch, UBND tỉnh Tây Ninh sẽ tiến hành chính thức kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu kêu gọi đầu tư dự án cảng hàng không Tây Ninh theo phương thức PPP.
Sân bay Tây Ninh là 1 trong 12 vị trí được nghiên cứu khả năng quy hoạch sân bayTheo quyết định số 648/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh là 1 trong 12 vị trí quy hoạch sân bay tiềm năng.
UBND các tỉnh có nhiệm vụ tổ chức lập đề án quy hoạch cảng hàng không tại những vị trí trên. Trong đó đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu, điều kiện, khả năng hình thành cảng hàng không cũng như các tác động có liên quan, huy động tối đa nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gửi Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung quy hoạch và triển khai xây dựng khi đủ điều kiện.