Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở ba vấn đề lớn với ngành Giáo dục, trong đó có ưu tiên phát triển con người, phổ cập kiến thức chuyển đổi số, phát triển nhà giáo cả về lượng và chất.
Sáng 18/11, tại buổi gặp mặt 3.000 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, do trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực này.
Trước bối cảnh thế giới trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực được xác định là cơ hội phát triển cốt lõi. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao... đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó. Tổng Bí thư gợi mở ba vấn đề với ngành.
Thứ nhất, mục tiêu cao nhất hiện nay là hoàn thành sự nghiệp đổi mới, tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Ông cho rằng đây là nhiệm vụ đầy khó khăn, thử thách, song từ phong trào bình dân học vụ, củng cố niềm tin vững chắc là chúng ta sẽ thành công khi có mục tiêu trong sáng, chính sách thông minh và cách làm sáng tạo.
Ngành giáo dục phải đặt ưu tiên phát triển con người với nhân cách, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, tăng thực hành, chú trọng thực học, tránh bệnh thành tích. Với giáo dục đại học, cần chuyển mạnh từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chính.
"Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ khu vực và quốc tế, cụ thể đến năm 2030, Việt Nam trong ba nước đứng đầu ASEAN về số lượng công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học vào top 100 trường hàng đầu thế giới", Tổng Bí thư chỉ đạo.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, sáng 18/11. Ảnh: MOET
Thứ hai, ông chỉ ra một số việc mà ngành giáo dục cần làm ngay. Đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ; phát động phong trào "bình dân học vụ số" để phổ cập kiến thức chuyển đổi số toàn dân; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, lớp ở một số thành phố lớn; bảo đảm chi ngân sách tối thiểu 20% cho giáo dục; có cơ chế thu hút các nguồn lực ngoài nhà nước để phát triển giáo dục.
Ba là phát triển lực lượng nhà giáo cả về chất và lượng. Tổng Bí thư yêu cầu ngành giáo dục nghiên cứu giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, thu hút người tài, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, xây dựng môi trường học tập lành mạnh.
"Tôi tin tưởng rằng, với một đất nước, xosotructiep minhngoc một dân tộc có truyền thống hiếu học, d oán xsmb minh ngc hm nay quý trọng hiền tài; đội ngũ thầy giáo, vn68 club web cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo", ông nói.
Tổng Bí thư ghi nhận nhiều thành tựu mà ngành giáo dục đã đạt trong thời gian qua, như hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; chất lượng giáo dục phổ thông (cả đại trà và mũi nhọn) đều có chuyển biến tốt; công bố khoa học quốc tế tăng mạnh...
Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng cần "thẳng thắn nhìn nhận" những mặt chưa làm được. Theo ông, đổi mới giáo dục đã hàng chục năm, nhưng cơ bản chưa chuyển biến thực sự về chất, chưa đáp ứng kỳ vọng. Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay. Ngành có những hạn chế kéo dài mà chưa giải quyết dứt điểm, như chất lượng giáo dục các cấp nhìn chung còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành; hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ tốt nghiệp không tìm được việc làm, gây lãng phí lớn; tình trạng thiếu trường, lớp ở một số thành phố lớn; đội ngũ nhà giáo còn thiếu, một số bộ phận yếu về chuyên môn.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại sự kiện, sáng 18/11. Ảnh: MOET
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói giáo dục nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, như kiên cố hóa trường lớp, có chỗ học cho học trò; phải đổi mới trong bối cảnh đầu tư còn hạn hẹp; đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục; sự căng thẳng xã hội, bạo lực trực tuyến...
Song, ông cho rằng có lẽ lớn nhất là thách thức từ bên trong, từ chính trong quá trình đổi mới giáo dục. Đó là thách thức của sự đổi mới, vượt lên chính mình, phủ định chính mình như sự lột xác để phát triển.
"Đứng trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, giáo dục cần một sự hoán cốt từ bên trong, để hướng tới chất lượng cao hơn, tới nền giáo dục phát triển con người toàn diện, tạo ra những công dân tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao", ông nhận định.
Theo Bộ trưởng Sơn, đổi mới nền giáo dục phải thay đổi cho được các thói quen, lối tư duy, cách nghĩ và cách làm cũ, vượt qua các giới hạn để phát triển bứt phá. Để làm được điều đó, các thầy cô giáo cần nỗ lực vô cùng lớn và sáng tạo không ngừng.
Cả nước hiện có khoảng 1,6 triệu giáo viên. Thách thức bởi sự bùng nổ về tri thức, trí tuệ nhân tạo, người máy, internet vạn vật, dữ liệu lớn, trường học ảo, với các phương pháp và công cụ sư phạm mới, khiến nhiều người nghi ngờ về vai trò của người thầy. Ông Sơn nói thầy cô cần đối mặt, không lảng tránh, không sợ hãi, mà đứng vững trên nền tảng của khoa học giáo dục và bản lĩnh của người thầy để đón nhận và tranh thủ lợi thế, phát triển nhanh hơn.
"Với trí tuệ nhân tạo và các phương tiện số mới, chúng ta cần coi chúng là những công cụ sắc bén và hữu hiệu mới. Công cụ và vũ khí càng sắc bén lợi hại, thì càng cần người sử dụng chúng có năng lực tư duy cao hơn, kỹ năng tốt hơn để chế ngự, để sử dụng", ông nói.
Cùng đó, giáo viên trang bị những kiến thức cơ bản để học sinh lấy đó làm công cụ cho tư duy, dạy cho các em khả năng thích ứng và tự học để phát triển bản thân.
Giữa muôn vàn thách thức, biến động, Bộ trưởng lưu ý giáo viên cần đứng chắc, củng cố các giá trị cốt lõi của người thầy. Đó là các giá trị về tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương và cái đẹp, thêm vào đó là những năng lực và kỹ năng mới của thời đại. Ngoài ra, tinh thần luôn đổi mới mình, tự học, tự thích ứng để dẫn dắt học trò... sẽ giúp người thầy xứng đáng là "thầy" trong mọi thời đại.
"Phẩm chất cũ, kỹ năng mới, tư duy mới, thêm công cụ ngoại ngữ, công cụ số là những điều nhà giáo chúng ta cần phải nắm chắc. Đổi mới giáo dục ở chặng đường tiếp theo về thực chất là sự đổi mới ở chiều sâu của chính lực lượng nhà giáo", ông Sơn nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh với đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, sáng 18/11. Ảnh: MOET
Bộ trưởng Sơn cho hay chưa bao giờ đội ngũ nhà giáo đông đảo, được chuẩn hóa và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như hiện nay. Cả nước có hơn 6.000 giáo sư và phó giáo sư, gần 60.000 thầy cô có trình độ tiến sĩ. Đến nay, 10.000 người được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, 600 nhà giáo nhân dân.
Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra trong bối cảnh dự thảo Luật Nhà giáo lần đầu được xây dựng, dự kiến Quốc hội thông qua vào giữa năm tới.
Trong đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất nhiều chính sách đột phá nhằm cải thiện đời sống giáo viên và thu hút nhân tài vào ngành giáo dục. Chẳng hạn, tiền lương được ưu tiên xếp cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Giáo viên mới được tuyển dụng được tăng một bậc lương so với bảng lương thông thường, tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non thêm 10%, tiểu học thêm 5%... Ngoài ra, ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng, thay vì phụ thuộc vào ngành Nội vụ như hiện nay.
Thanh Hằng