Nhiều bạn trẻ tạo dáng "sống ảo" trước những đợt sóng - Ảnh: ÁNH ÁNH
Ngày 23-12, ông Nguyễn Văn Hùng - đội trưởng đội tuần tra, cứu hộ cứu nạn thuộc Ban quản lý vịnh Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), xác nhận sự việc một du khách chết đuối do chụp ảnh dưới biển Nha Trang.
Trước đó hai ngày, trong lúc sóng rất lớn đánh lên bãi biển đường Trần Phú, vẫn có hai du khách xuống bãi biển chụp ảnh. Cả hai đều bị sóng lớn cuốn ra biển nhưng lực lượng cứu hộ chỉ cứu được một người.
Đây không phải là lần đầu tiên cư dân mạng chứng kiến cảnh chụp ảnh "tự sướng" tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí đe dọa đến tính mạng của chính mình.
Xung quanh vấn đề này, bạn đọc Trang Nguyễn có ý kiến gửi đến Tuổi Trẻ Online.
Cơn cuồng "sống ảo" hút hơn an toàn tính mạng?Trước khi xảy ra vụ việc đau lòng này, Tuổi Trẻ Online đã có bài viết "Cảnh báo nguy hiểm từ trào lưu check-in trước cơn sóng lớn ở biển Nha Trang".
Nhưng dường như mọi lời cảnh báo đều chẳng thể ngăn được cơn cuồng "sống ảo" của một bộ phận người dân và du khách mê tấm ảnh đẹp hơn là quan tâm đến tính mạng của mình.
Đã cảnh báo, vẫn có người xuống biển Nha Trang chụp ảnh, bị sóng dữ cuốn chếtĐỌC NGAY"Đẹp - độc - lạ" rồi "sang - xịn - mịn" là mấy "combo" tiêu chuẩn cho sự nổi tiếng trên mạng xã hội. Từ đây, giới trẻ nhen lên cơn cuồng sưu tầm ảnh "hot" hòng tạo nên thương hiệu "ảo tung chảo".
Và rồi bao câu chuyện bi hài theo đó nảy sinh, để lại nhiều hệ lụy đáng buồn.
Vách đá cheo leo bên bờ biển, cây cầu khỉ bắc qua suối sâu, Du Doan XSMN Hôm Nay Chính Xác Nhất mỏm đá cao hiểm trở nơi vách núi... đều trở thành địa điểm sống ảo khiến bao người, Vip Casino Games - Trải Nghiệm Sòng Bạc Hạng Sang bất chấp nguy hiểm check-in cho bằng bạn bằng bè.
Vô tư "tự sướng", Xây Dựng Phát Triển Công Việc Bản Thân (cy bn bt) bất chấp nguy hiểm để có ảnh đẹp, clip lạ đăng mạng là thực trạng đáng buồn của nhiều bạn trẻ hiện nay.
Đánh đu trên mỏm đá cheo leo, tạo dáng trước đoàn tàu đang lao tới, đánh vật với thử thách mạo hiểm, trải thảm tập yoga dưới lòng đường… hòng ghi lại vài khoảnh khắc đáng nhớ để "cúng phây", "leo tóp tóp", có đáng không?
Vài tấm hình độc, dăm ba giây clip lạ đổi lại là tính mạng, sức khỏe, thương tật và "gạch đá" từ cộng đồng mạng.
Chưa kể một vài cái chết thương tâm từ trào lưu "tự sướng".
"Tự sướng" đâu chỉ hại chính mìnhDõi theo các vụ việc, có thể nói biết bao nhiêu lời cảnh báo dường như chưa đủ sức cảnh tỉnh người cuồng "sống ảo".
Bỏ ngoài tai tất cả, một số người vẫn sẵn sàng đánh đổi mạng để câu like, tăng view, tìm kiếm tương tác.
Mê sống ảo, nữ vận động viên ngã từ vách núi cao 80mVụ cô gái lao ra đường ray tạo dáng: Bạn đọc đề nghị dẹp ngay cà phê đường tàuVà rồi trái đắng sẽ ập đến bất ngờ, lúc ta đang mải miết cắm mặt vào di động. Thần chết cứ chực chờ cười nụ, lúc ta còn lê la tạo dáng uốn người.
Và hẳn mọi người còn nhớ cách đây chưa lâu, mạng xã hội chia sẻ clip quay ở phố cà phê đường tàu qua phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một cô gái trẻ lao ra đường ray tạo dáng hòng kiếm tấm ảnh "đu trend".
Tích tắc trong ngắn ngủi, một đoàn tàu hỏa ào đến. Một người đàn ông đứng bên đường hốt hoảng lao ra, đẩy cô gái vào lề trước khi thảm kịch xảy ra. Người xem thót cả tim và hẳn là mọi người có mặt ở đó được phen nhốn nháo, xôn xao, sợ hãi.
Chủ quán cà phê đường ray ở phường Hàng Bông cũng là người lao ra đẩy cô gái vào lề đã bị lập biên bản vi phạm hành chính.
Nhưng một vài biên bản xử phạt ấy dường như chưa đủ để ngăn chặn hành vi sống ảo bất chấp!
Mà hậu quả đâu chỉ làm hại cho chính mình. "Điểm mù" ý thức của những người này còn gây họa cho người xung quanh.
Con cái của chúng ta sẽ học được gì hay ho từ hành vi lao ra đường ray bất chấp, chen chúc tìm chỗ đứng trên vách đá, phóng người nhảy ùm xuống con suối lởm chởm đá?
Bên cạnh sự nghiêm khắc của pháp luật nhằm uốn nắn và điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân vào khuôn khổ và nề nếp, mong rằng mỗi người đều ý thức được điều căn bản nhất: Đừng "tự sướng" rồi chuốc khổ!
Lượt view cùng lời tán dương của cư dân mạng tăng vọt chẳng hề đồng nghĩa với phông văn hóa ứng xử của chủ nhân ảnh lạ, clip độc cũng "nâng cấp" theo.
Trong bối cảnh Facebook, YouTube, TikTok ngập tràn khung hình "sống ảo" cùng bạt ngàn clip nhí nhố, video thượng vàng hạ cám hiện nay, nỗi lo về cái sai, cái xấu, cái phản cảm nhen nhóm, nung nấu và đầu độc bạn trẻ ngày càng hiện hữu.