Những đứa trẻ nhắc người lớn không vứt rác bừa bãi
Cập Nhật:2024-12-25 15:24 Lượt Xem:91TS Nguyễn Hà Thị Quỳnh Trang (bìa trái) chia sẻ tại sự kiện - Ảnh: T.ĐIỂU
Câu chuyện được TS Nguyễn Hà Thị Quỳnh Trang kể trong buổi ra mắt cuốn sách Giáo dục STEAM - Từ lý thuyết đến thực hành tập 1 mà chị là một tác giả, vào ngày 30-11 tại Hà Nội.
Bạn dạy một đứa trẻ không vứt rác bừa bãi thế nào?Trước câu hỏi của Tuổi Trẻ Online rằng dạy trẻ mầm non bằng giáo dục STEAM có quá sớm, chị Quỳnh Trang nói dạy STEAM chính là dạy tư duy. Mà lứa tuổi để trẻ học tư duy tốt nhất là từ 0-9 tuổi.
Giáo dục STEAM phải tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm từ dễ đến khó, từ càng sớm càng tốt, để phát triển kiến thức, kỹ năng tốt. Nếu chỉ dạy trẻ phải học cái này để làm cái này trẻ không hiểu được.
TIN LIÊN QUANĐưa giáo dục STEAM đến gần học sinhbc nh l min bc hm nay (max-width: 1023px) 800px, x s h chí minh quay th 1024px" srcset="https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/480/471584752817336320/2024/10/4/2-17279638317251195345262-7-0-807-1280-crop-17280269626761264420742.jpg 480w, d oán x s min nam hm nayhttps://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/800/471584752817336320/2024/10/4/2-17279638317251195345262-7-0-807-1280-crop-17280269626761264420742.jpg 800w,https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/1200/471584752817336320/2024/10/4/2-17279638317251195345262-7-0-807-1280-crop-17280269626761264420742.jpg 1200w" alt="Những đứa trẻ nhắc người lớn không vứt rác bừa bãi - Ảnh 3." title="" loading="lazy" width="100%" height="auto">Nữ sinh trong và ngoài nước hào hứng tranh tài tại cuộc thi STEAM XanhVí dụ, nếu ta dạy trẻ không được vứt rác bừa bãi vì như thế sẽ làm môi trường ô nhiễm thì bé chỉ học vẹt.
Trẻ cần trải nghiệm môi trường gồm những gì, các nhân tố của môi trường tồn tại và liên hệ với nhau như thế nào mới có thể hình thành ý thức tự thân.
Khi có ý thức tự thân thì thậm chí trẻ sẽ quay lại "giáo dục" cả chính người lớn trong nhà, sẽ tự có ý thức vận động người xung quanh thực hiện những hành vi tốt.
Mấy năm trước một học sinh của chị Quỳnh Trang kể với cô giáo: "Ông con đi ở bãi biển, khi ăn kem ông vứt rác ra bãi biển. Con nói ông con không nghe".
Em bé vẫn tiếp tục nhắc ông mình. Sau đấy thì chính ông của em bé là người thu gom đồ đến góp vào kho đồ tái chế phục vụ việc học tập của trường em bé. Em bé thay đổi chính ông mình.
Cuốn sách Giáo dục STEAM - Từ lý thuyết đến thực hành tập 1 - Ảnh: T.ĐIỂU
Trước câu hỏi rằng tốn tiền không khi áp dụng tiếp cận STEAM vào chương trình giáo dục mầm non, chị Quỳnh Trang nói thả trẻ con ra bãi biển các con chơi cả ngày không chán. Có bao điều cho các con học, khám phá thế giới ở đó. Đấy cũng chính là giáo dục STEAM mà hoàn toàn không tốn kém.
Người bạn Nga mê nước mắm và người bạn Mexico học cách nấu cơm Việt NamTrước câu hỏi vì sao cần đưa yếu tố Việt Nam vào giáo dục STEAM, chị Quỳnh Trang kể trải nghiệm của chính mình về vai trò của bản sắc văn hóa trong môi trường toàn cầu hóa khi chị học tập ở Nga.
Nga có Ngày giáo viên. Một lần chị chạm ly với giáo viên của mình, như thường lệ, khi chạm ly với cô giáo chị luôn để miệng ly của mình thấp hơn.
Sau nhiều lần thì giáo viên hỏi chị lý do. Chị giải thích người Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo sâu sắc, chị làm vậy để bày tỏ sự tôn trọng với những người thầy.
STEAM giúp ích cho học sinh như thế nào?ĐỌC NGAYNghe xong, cô giáo Nga rất ngạc nhiên vì ở Nga không như vậy. Rồi cô mang chuyện đó đi khoe khắp viện khiến chị Trang cũng rất đỗi tự hào về nét văn hóa đẹp của đất nước mình.
Chuyện khác, khi học tập ở Nga, ký túc xá của chị hằng năm có tổ chức ngày hội văn hóa các nước. Vào những ngày đó, chị thường làm món nem (chả giò). Tất cả bạn bè quốc tế cùng tầng ký túc xá của chị đều đến xin ăn vì rất thích.
Người bạn Nga cùng phòng với chị thậm chí còn yêu luôn nước mắm Việt Nam, mua luôn chai nước mắm cất tủ lạnh để dùng.
Một người bạn Mexico theo truyền thống nấu cơm là rang gạo với mỡ hành rồi mới bỏ nước vào nấu. Sau khi thử ăn cơm do chị Quỳnh Trang nấu thấy cơm có vị ngọt của gạo rất ngon, người bạn này đã học theo cách nấu Việt Nam và duy trì từ đó tới nay cũng gần 20 năm.
Chị Quỳnh Trang kết luận chính bản sắc văn hóa mới là thứ tạo nên sự khác biệt ở môi trường quốc tế.
Bộ sách Giáo dục STEAM - Từ lý thuyết đến thực hành do nhóm tác giả Nguyễn Hà Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Thu Trang, Cao Đình Trọng tổng hợp từ 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu lẫn thực hành giáo dục STEAM.
Bộ sách này không chỉ giúp các giáo viên hiểu rõ về những khái niệm cơ bản của STEM/STEAM mà còn cung cấp các hướng dẫn thực tiễn để triển khai mô hình này trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.